clock
Đang Tải...

Sự Kiện Trong Tuần

Bloomberg: Mỹ thay đổi chiến lược cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc

play video16/08/2022 09:48

Nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh với Trung Quốc, ngày 9/8 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký Đạo luật Khoa học và CHIPS, trị giá 280 tỷ USD nhằm củng cố ngành công nghệ bán dẫn của nước này.

Bloomberg: My thay doi chien luoc canh tranh cong nghe voi Trung Quoc hinh anh 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Rehoboth Beach, Delaware. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Báo Bloomberg cho biết, Mỹ đang điều chỉnh chiến lược trong cuộc cạnh tranh toàn cầu với Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ.

Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ bắt đầu triển khai rộng rãi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm ngăn chặn các “gã khổng lồ” công nghệ của Trung Quốc, trong đó có Tập đoàn công nghệ Huawei, tiếp cận các thiết bị và phần mềm quan trọng, phức tạp.

Khi lên nắm quyền vào năm 2021, Tổng thống Joe Biden đã duy trì, thậm chí còn mở rộng nỗ lực này.

Tuy nhiên, vào tháng 7, Tập đoàn quốc tế sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc dường như đã đẩy mạnh công nghệ sản xuất thêm hai thế hệ, bất chấp các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh với Bắc Kinh, ngày 9/8 vừa qua, Tổng thống Biden đã ký Đạo luật Khoa học và CHIPS, trị giá 280 tỷ USD nhằm củng cố ngành công nghệ bán dẫn của nước này.

Theo ước tính của JPMorgan Chase & Co., thị phần chip của Mỹ trên trường quốc tế đã giảm từ 37% trong năm 1990 xuống chỉ còn 12% vào năm ngoái.

Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi khi Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo triển khai gói hỗ trợ 52,7 tỷ USD cho nghiên cứu, phát triển, sản xuất và đẩy mạnh lực lượng lao động.

Bà Raimondo cho biết hiệu quả mà gói hỗ trợ này mang lại sẽ tăng theo cấp số nhân khi các công ty sử dụng nguồn này để thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân.

Gói hỗ trợ này mang lại lợi ích không chỉ cho các công ty Mỹ mà còn cả các công ty của các đồng minh và đối tác, trong đó có tập đoàn Samsung và SK của Hàn Quốc, cũng như Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (Trung Quốc) – nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới.

Theo ông Scott Kennedy, một chuyên gia về Trung Quốc và là cố vấn cấp cao tại CSIS, Đạo luật Khoa học và CHIPS sẽ giữ nguyên cấu trúc trong đó tài chính khu vực tư nhân đóng vai trò chủ yếu và hỗ trợ các công nghệ, ngành công nghiệp và việc làm mới.

Tuy nhiên, cần theo dõi liệu sáng kiến này có nhận được sự ủng hộ hay không khi bà Raimondo và các cộng sự phân phối các khoản tiền hỗ trợ, dự kiến hoàn tất vào năm 2026./.

Nguồn: (TTXVN/Vietnam+)

Trà Vinh Hôm Nay
Dạy học trên truyền hình
Chương trình tiếng khmer
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo